4 bí quyết giúp con hòa đồng khi bước vào lớp 6!

Mục lục hiện

Dù đây là giai đoạn ít được bố mẹ chú trọng nhất từ khi trẻ sinh ra, ngưỡng cửa từ lớp 5 lên lớp 6 là giai đoạn chứng kiến nhiều sự thay đổi của trẻ nhất. Nếu ở bậc tiểu học, con phải phụ thuộc khá nhiều vào người lớn, thì lớp 6 là lúc con học cách tự lập hơn trong tất cả mọi chuyện. Liệu con có phải là 1 đứa trẻ dễ hòa đồng? Cuộc sống mới ở trường sẽ dễ dàng hay khó khăn với trẻ đây? Hãy cùng theo dõi những bí quyết giúp con hòa đồng dễ dàng hơn khi bước sang một chương mới của cuộc đời nhé!

Ấn tượng đầu tiên là vô cùng quan trọng để bé lớp 6 hòa đồng hơn!

Một số “kim chỉ nam” để tạo ấn tượng đầu hoàn hảo là, hãy dạy trẻ cách giao tiếp bằng ánh mắt, nói năng tự tin, và cách giới thiệu bản thân khi bắt chuyện lần đầu thật chỉn chu. Dù là từng cử chỉ nhỏ nhặt nhất, cũng góp phần giúp trẻ tạo thiện cảm cho người đối diện, từ đó kết thêm được nhiều bạn và trở nên hòa đồng hơn ở lớp 6.

Tiếp theo, học phải đi đôi với hành. Bố mẹ cũng có thể giúp con hoàn thiện kỹ năng này giao tiếp bằng những hoạt động “đóng giả”. Con sẽ vờ như đang bắt chuyện với 1 người bạn, và nói cho bố mẹ nghe cách mình giao tiếp. Bố mẹ nên tập cho trẻ chuẩn bị 1 tâm lý vừa đủ, trước khi bắt đầu những tháng ngày trung học này. Giám đốc Điều hành Phòng Nghiên cứu Cảm xúc và Xã hội của trường Đại học Rutgers, Maurice Elias, khuyên bố mẹ nên đôi lúc bảo con nhìn lại những lần mình bắt chuyện làm quen với bạn mới, thầy cô mới, xem mình có thực sự “làm tốt” như mình nghĩ không? Và có gặp khó khăn nào không? Một số câu bố mẹ có thể hỏi như “Con tự chấm điểm bản thân mình như nào trên thang điểm 10?” “Con có nghĩ bạn kia sẽ có thiện cảm/ấn tượng với mình không?” và “Con muốn mọi người nhìn con là một người như thế nào?”

Và đừng quên rằng, bố mẹ luôn là hình mẫu đầu tiên mà con được thấy, vô hình chung sẽ là những “tấm gương” cho con noi theo. Bố mẹ có kỹ năng xã hội tốt và tự tin giao tiếp, sẽ dễ giáo dục nên 1 đứa trẻ hoạt bát, khéo léo, năng nổ, và ngược lại. Mỗi khi gặp người lạ, và cần bắt chuyện hay giới thiệu bản thân mình, như trong nhà hàng hay trên đường phố, hãy thể hiện thật tốt kỹ năng giao tiếp của mình để từ đó dạy lại con bạn, là những cô cậu bé đang không ngừng quan sát bố mẹ mình và học hỏi trong vô thức.

Ở thời đại công nghệ, cách con cư xử trên mạng xã hội cũng cần thiết không kém!

Phần lớn trẻ vị thành niên đều sở hữu một tài khoản mạng xã hội. Hãy bắt đầu dạy trẻ cách phát ngôn trên mạng xã hội một cách khéo léo và thông minh! Ngay khi tâm trí trẻ bắt đầu lớn, bố mẹ có thể nhân cơ hội này giải thích thêm cho trẻ về những ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật lên cuộc sống con người. Rằng là, những gì chúng ta làm hằng ngày trên mạng xã hội tưởng chừng như vô hại, nhưng thực chất tất cả mọi thứ đều phản ánh con người chúng ta, và để lại một tầm ảnh hưởng nhất định với nhiều người. Ngay khi con đăng một dòng trạng thái nào đó, con không thể nào xóa chúng mãi mãi nếu có ai lỡ nhìn thấy. Bạn cũng có thể chuẩn bị trước cho trẻ tâm lý về những vấn nạn trực tuyến như nạn bắt nạt qua mạng (cyber bullying). Cốt là để trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc cư xử đúng đắn trên Internet, và biết cách đối phó nếu chẳng may gặp phải những trường hợp này.

Từ đó, trẻ sẽ biết cách hòa đồng hơn với bạn bè khi mới vào lớp 6 trên mạng xã hội, và đứng ra bảo vệ những ai yếu thế trên môi trường trực tuyến nếu cần. Ngoài ra, trẻ cũng cần hiểu rằng, “bạn qua mạng” sẽ không bao giờ giống như bạn ngoài đời. Vì thế, dù kỹ năng “ăn nói trên mạng” có lão luyện đến đâu, hãy chú tâm vào kỹ năng xã hội, giao tiếp trực tiếp ở đời sống thường ngày nhiều hơn. Dành ít thời gian trò chuyện qua mạng, và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội bên ngoài, sẽ giúp bé lớp 6 hòa đồng nhanh hơn với môi trường mới.

Áp lực so sánh hay cảm thấy thua thiệt với bạn bè? Hãy chú ý những tâm lý này của trẻ!

Bất kể con bạn hay bạn bè của chúng có địa vị xã hội khác nhau, thì vấn đề “tự so sánh” này vẫn ngấm ngầm diễn ra ở độ tuổi này. Trẻ có thể cảm thấy “không công bằng” khi nhà bạn mình được tổ chức sinh nhật hằng năm, hay được tụ tập đi chơi thoải mái mà không cần sự kiểm soát của người lớn. Nhà tư vấn Giáo dục Jennifer Miller khuyên bố mẹ đừng nên bỏ qua diễn biến tâm lý này của trẻ, mà hãy ngồi xuống nói chuyện rõ hơn mỗi khi trẻ phân bì 1 thứ gì đó với các bạn đồng trang lứa.

Bố mẹ có thể hỏi con những câu mang tính gợi mở & xây dựng như

  • “Nếu bạn con có thể tụ tập đi chơi khi chưa đủ trưởng thành để lo liệu mọi chuyện như vậy, chuyện gì xấu nhất có thể xảy ra với cả nhóm nhỉ?
  • Sinh nhật con năm nay trúng vào ngày công việc của bố mẹ, hay chúng ta dời nó lên một ngày khác rồi tổ chức bù nhé! Đảm bảo rằng nó vẫn hoành tráng cho con. Yên tâm!

Hãy thể hiện mình là một bậc phụ huynh tâm lý, bằng cách đưa ra 1 số tình huống giả định con có thể gặp sau này, như việc con cảm thấy không vui vì bạn mình được cái này nhưng mình thì không. Hỏi xem con cảm thấy thế nào, rồi từ đó, tìm cách giải quyết cùng con. Nên nhớ, bố mẹ cần chuẩn bị cho con sẵn tâm lý: không nên thấy mình thua thiệt với bạn bè, dù bằng bất cứ hình thức nào. Vì gia cảnh mỗi đứa trẻ đôi lúc có thể khác biệt, nhưng trẻ có thể lựa chọn cách đối mặt với những sự so sánh đó, đây là thứ cần bố mẹ tập cho trẻ.

trẻ em cấp 2 đeo khăn quàng
Làm sao để khiến con hòa đồng hơn với bạn đồng trang lứa?

Hiểu con thích những gì và giúp con lớp 6 hòa đồng với bạn hơn dựa trên sở thích

Ở độ tuổi 11-12 khi trẻ bắt đầu phát triển những sở thích cá nhân, bố mẹ nên nhân cơ hội này động viên trẻ thử nhiều hoạt động, hay chơi nhiều môn thể thao khác nhau để tìm ra thứ trẻ thật sự giỏi & thích. Bố mẹ và trẻ có thể ngồi lại cùng nhau để tìm ra sở thích đặc biệt trẻ, rồi từ đó vạch ra một nghề nghiệp cụ thể trẻ thích nếu có. Một khi bạn đã tìm ra sở thích của trẻ, hãy tìm các hoạt động có ích giúp phát triển bản thân mà trẻ có thể tham gia tìm kiếm niềm vui trong đó.

Ví dụ như, đăng ký cho trẻ các lớp học ngoài giờ về Scout (hướng đạo sinh), hát, múa, diễn kịch, hay hoạt động tình nguyện nhẹ nhàng ở khu bạn sống. Từ đó, trẻ có thể mở rộng vòng tròn quan hệ của mình, vượt ra khỏi phạm vi trường học. Những tình bạn được phát triển từ sở thích cá nhân, chắc chắn sẽ bền lâu và vui vẻ vì trẻ có nhiều thứ để chia sẻ cùng. Điều này giúp sản sinh dopamine, khiến trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn trước những năm tháng cấp hai sắp đến.

Theo Today.com

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *