Dạy con tư duy giải quyết vấn đề – 4 phương pháp bố mẹ cần biết

Mục lục hiện

Tư duy giải quyết vấn đề nằm trong bản năng của con người. Từ thời xa xưa, chúng ta đã dùng tư duy để săn bắn thú rừng, vượt qua nguy hiểm, xây dựng xã hội văn mình và liên tục cải thiện chất lượng cuộc sống. Do đó, tư duy giải quyết vấn đề là một kỹ năng mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng cần được học từ ngày bé.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, trẻ em có tư duy giải quyết vấn đề từ sớm sẽ hình thành tâm lý tự tin vào chính bản thân mình, và có kết quả học tập tốt hơn bạn bè cùng lứa. Tư duy giải quyết vấn đề cũng giống như tư duy giải một bài toán, đều có những bước cơ bản như sau:

Những bước cơ bản của tư duy giải quyết vấn đề

– Nhận diện vấn đề.

– Liệt kê những phương án giải quyết khả thi.

– So sánh các phương án giải quyết với nhau.

– Chọn 1 phương án giải quyết để thử.

– Giải quyết vấn đề với phương án đã chọn.

– Đánh giá lại vấn đề và phương án đã chọn.

Tuy nhiên, thuộc lòng những bước để giải quyết vấn đề là chuyện dễ. Chuyện khó ở đây chính là thực hành thường xuyên, để biến những bước lý thuyết này thành thói quen. Ở góc nhìn của phụ huynh, bố mẹ có thể thục hiện những điều sau đây để giúp con hình thành tư duy giải quyết vấn đề.

giai quyet van de 1

Làm gương cho con trẻ

Trẻ con là một tờ giấy trắng, trẻ con học bằng cách quan sát và bắt chước lại những hành động của bố mẹ. Do đó, việc bố mẹ luôn luôn làm gương là vô cùng quan trọng. Khi bố mẹ làm một hành động gì, bố mẹ nên giải thích cho trẻ rõ ràng từng bước, và vì sao bố mẹ lại làm theo những bước như vậy. Trẻ sẽ học được cách suy nghĩ logic từ bố mẹ và sẽ bắt chước lại khi giải quyết vấn đề của riêng mình.

Giúp trẻ đặt tên cho vấn đề

Bước đầu tiên để giải quyết được vấn đề, chính là nhận diện được vấn đề đó. Nếu bố mẹ thấy con không thể mở được bình nước của mình, hãy nói với con “Con không lấy được hộp sữa trong tủ lạnh vì nó nằm ở phía trong sao? Chúng ta phải làm thế nào đây nhỉ?” Bằng cách này, trẻ sẽ biết được vấn đề ở đây là “hộp sữa nằm quá xa” và sẽ suy nghĩ về các hướng giải quyết.

Xây dựng tính tò mò

Sự tò mò là một yếu tố tâm lý vô cùng quan trọng, để giúp trẻ có thể hình thành tư duy giải quyết vấn đề.

Như ví dụ ở trên, khi bố mẹ hỏi “Chúng ta phải làm thế nào đây nhỉ?”  – sẽ giúp trẻ trở nên tò mò hơn, và suy nghĩ về cách giải quyết. Nếu con không thể nghĩ ra đáp án, bố mẹ có thể giúp trẻ bằng cách đưa ra các cách giải quyết khác nhau cho trẻ lựa chọn, ví dụ như: “Con lấy những món đồ trong tủ lạnh ra trước, rồi lấy hộp sữa ra sau nhé!”

Luôn kiên nhẫn với trẻ

Kiên nhẫn với trẻ, và với chính mình nữa! Kỹ năng tư duy giải quyết vấn đề không thể học được một sớm một chiều, mỗi trẻ sẽ cần khoảng thời gian khác nhau, do đó, bố mẹ chỉ cần luôn kiên nhẫn, yêu thương, và tin tưởng con.

Bên cạnh việc kiên nhẫn để con tự học được kỹ năng giải quyết vấn đề, bố mẹ cũng cần dạy trẻ cách kiên nhẫn với chính bản thân mình. Trên con đường học tập và khám phá thế giới, sẽ có những vấn đề con sẽ không thể giải quyết được, và trẻ cần được học về cách đối mặt với thất bại. Bố mẹ cần giúp trẻ hiểu rằng, không tìm được lời giải cho một bài toán khó không đồng nghĩa với thất bại. Điều quan trọng nhất không phải là kết quả, mà là quá trình. Việc trẻ kiên trì tìm lời giải, và có được những bài học mới cho riêng mình, mới là điều quan trọng nhất.

Để dạy con tư duy giải quyết vấn đề, bố mẹ cần phải làm gương và dành nhiều thời gian để kết nối, động viên con mặc kệ kết quả như thế nào. Nếu trẻ cảm thấy được sự ủng hộ và tin tưởng của bố mẹ, trẻ sẽ trở nên tự tin hơn và kiên trì hết mình để vượt qua những thử thách. Và từ đây, bố mẹ sẽ ươm mầm cho con trẻ một sự tự tin về bản thân, tính cách tò mò, và tinh thần hăng hái tìm cách giải những bài toán khó của thế giới.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *