Làm sao để rèn luyện tính kiên trì, không bỏ cuộc cho con?

Mục lục hiện

Kiên trì, nhẫn nại, đều là những đức tính quan trọng hình thành nên con người trẻ. Một người dễ nản chí, hay mất tập trung thường không bao giờ kiên định với bất cứ 1 việc gì, dẫn tới một tương lai không định hướng, thiếu mục đích để thành công. Muốn dạy cho trẻ đức tính kiên trì từ nhỏ cũng không dễ dàng, vì trẻ đối với 1 đứa trẻ, việc phải kìm nén bản thân là vô cùng khó khăn.

Đức tính kiên nhẫn sẽ mang lại cho trẻ những lợi ích gì?

– Giúp duy trì các mối quan hệ xã hội tốt đẹp thông qua khả năng thừa nhận những khuyết điểm, sai sót của người khác, lắng nghe và đồng cảm hơn với họ.

– Là chìa khóa để đạt được mục tiêu trong sự nghiệp tương lai. Sự kiên trì, nhẫn nại sẽ giúp trẻ chấp nhận thất bại và cố gắng hơn để đạt mục tiêu ban đầu đề ra.

– Hạn chế trẻ đưa ra những quyết định bốc đồng dẫn tới hậu quả đáng tiếc.

– Giảm căng thẳng, lo âu vì trẻ đã học được cách chờ đợi, bình tĩnh để đạt được điều mình muốn, chứ không hấp tấp phàn nàn, kêu ca hay bực bội gây ảnh hưởng tới tâm lý.

Với vô vàn lợi ích không những tốt cho tâm lý trẻ, mà còn cho sự nghiệp sau này, bố mẹ hãy cùng Phụ Huynh Công Nghệ điểm qua những “tuyệt chiêu giúp trẻ rèn luyện đức tính kiên trì từ nhỏ nhé!

Muốn con nên người, mẹ chớ lơ là việc dạy con đức tính kiên nhẫn với những phương pháp hiệu quả này
Làm thế nào để con nhẫn nại, từ tốn, bớt nóng nảy hơn trong mọi chuyện?

Tấm gương kiên trì xuất phát từ bố mẹ

Tâm lý của một người trưởng thành đều ít nhiều phản ánh môi trường tuổi thơ của họ. Một bố mẹ nóng nảy, hay đốc thúc mọi thứ và dễ căng thẳng, sẽ dẫn đến những người con với tính cách lặp lại y vậy trong vô thức. Muốn rèn luyện cho con tính kiên trì, nhẫn nại thì trước tiên cha mẹ phải là tấm gương về những đức tính này.

Đức tính kiên trì được thể hiện chỉ qua những việc nhỏ nhặt hằng ngày. Từ nấu ăn, giặt giũ, tưới cây,… bố mẹ hãy làm chúng thật chậm rãi, và gặt hái thành quả từ tốn. Hãy luyện tập một mindset an yên, tận hưởng quá trình làm mọi thứ hơn thay vì chỉ chăm chăm vào kết quả. Muốn dạy đức tính kiên trì cho trẻ, trước nhất hãy trở thành những con người kiên trì trước đã, bố mẹ nhé!

Đừng giúp, hãy để trẻ tự làm việc của mình

Một số bố mẹ thường lo con làm hỏng việc, hoặc sợ con nguy hiểm nên chấp nhận làm đủ mọi việc thay con. Điều này là không tốt, sẽ hình thành nên tâm lý ỷ lại vào người khác của trẻ. Một đứa trẻ ỷ lại từ nhỏ, khi lớn lên sẽ thiếu hụt vô số kỹ năng cơ bản vì đã quá quen được làm giùm từ nhỏ. Vì vậy, cha mẹ không nên làm giúp con mọi việc mà hãy để con tự làm những việc mà trẻ yêu thích. Hãy để trẻ có cơ hội được tìm tòi, học hỏi và kiên trì theo đuổi một công việc yêu thích nào đó. Nếu thấy trẻ làm chậm, hoặc không làm được thì cũng không nên giúp đỡ trẻ ngay. Để cho trẻ thời gian thoải mái khám phá cách “xử lý” một công việc gì đó, sẽ giúp hình thành nên tính kiên trì cho trẻ.

hãy để trẻ tự làm việc của mình để rèn luyện tính kiên trì
Trẻ sẽ cảm thấy có động lực nhiều hơn khi được tự làm việc của mình, dù trẻ có làm tốt hay không.

Cùng trẻ đặt ra mục tiêu và theo đuổi mục tiêu đó

Một mục tiêu không cần thiết phải quá to lớn như “học sinh giỏi top đầu lớp” “đạt hết điểm 10 thi học kỳ”. Mục tiêu có thể xuất phát từ những công việc nhẹ nhàng trong gia đình. Một số mục tiêu có lợi cho trẻ mà bố mẹ có thể đặt ra rồi từ đó cùng trẻ cố gắng:

  • Dậy sớm mỗi ngày trước 8h.
  • Cùng trẻ học mỗi ngày một từ vựng tiếng Anh.
  • Chơi điện tử, máy tính bảng, smartphone mỗi ngày không quá 2 tiếng.
  • Vận động ngoài trời mỗi ngày.
  • Cùng phụ mẹ nấu 1 bữa cơm.
  • Tỉa cây trong vườn.
  • Dọn phòng mỗi tuần.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Cha mẹ nên giúp trẻ tự đặt ra mục tiêu trong phạm vi và khả năng của mình bằng cách. Ngoài những mục tiêu kể trên, hãy lắng nghe những mong muốn, nguyện vọng của trẻ. Rồi từ đó, hỗ trợ con thiết kế ra 1 lộ trình đạt được mong muốn đó. Bằng cách này trẻ sẽ ngầm hiểu rằng, lời nói của mình giống như một lời hứa, và mình có trách nhiệm theo đuổi nó đến cùng. Bố mẹ cũng nên thưởng cho trẻ khi trẻ đã hoàn thành mục tiêu, để khuyến khích trẻ tích cực hơn ở những lần sau.

Thừa nhận & đồng cảm với cảm giác bực bội khi phải chờ đợi của con

Chắc chắn rằng không mấy ai trên đời này thích phải chờ đợi trong một thời gian quá dài. Khi con bắt đầu biểu hiện bực bội, thất vọng vì phải chờ đợi quá lâu, bố mẹ hãy giúp con thừa nhận những cảm xúc có phần tiêu cực ấy, và cùng con ghi nhận “đúng là chờ đợi thì không ai thích thú hết”. Chúng ta không bao giờ nên đè nén, hay giấu đi những cảm xúc tiêu cực. Chúng cũng là một phần của chúng ta, và tốt hơn hết hãy thừa nhận chúng để có cảm giác được “sống thật với chính mình” hơn. Giúp trẻ thừa nhận những tiêu cực của chính mình, sẽ khiến tâm lý trẻ ổn định, và có chỗ để những suy nghĩ tích cực hơn ghé đến.

Ví dụ, khi xếp hàng dài ở cửa hàng tạp hóa, mẹ có thể nói với con rằng: “Mẹ biết con khá mệt khi phải chờ lâu, việc xếp hàng cũng mất nhiều thời gian, nhưng mẹ rất tự hào vì con đã kiên nhẫn xếp hàng”. Hành động này sẽ giúp nhắc nhở trẻ cảm giác bực bội, mệt mỏi là bình thường, nhưng cách con xử lý và sự kiên nhẫn mới là điều cần đề cao.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *