STEAM Là Gì? Tìm Hiểu Về Phương Pháp STEAM?

Mục lục hiện

STEAM là gì? STEAM viết tắt cho Sciene (Khoa học) – Technology (Công nghệ) – Engineer (Kỹ thuật) – Art (Nghệ thuật) – Mathemtics (Toán học)

Vì sao STEAM phổ biến? STEAM phổ biến vì chủ trương của nền giáo dục hiện đại đã có nhiều thay đổi. Xã hội đánh giá cao tầm quan trọng của Nghệ thuật trong việc thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo. Do đó, phương pháp giáo dục STEAM ra đời (thêm Nghệ thuật – Arts).

steam là gì? phương pháp giáo dục steam
STEAM viết tắt cho Sciene (Khoa học) – Technology (Công nghệ) – Engineer (Kỹ thuật) – Art (Nghệ thuật) – Mathemtics (Toán học)

 Vậy STEAM là gì? STEAM là khởi đầu cho một sự thay đổi lớn ở Mỹ và là tương lai của cả một nền giáo dục, STEAM được tạo thành từ thuật ngữ “STEM” và “Nghệ thuật – Arts”.

1. STEAM là gì? STEAM xuất phát từ đâu?

STEAM là ý tưởng sáng tạo ban đầu của Trường Thiết Kế Rhode Island (Mỹ). STEAM sau đó được sử dụng bởi nhiều nhà giáo dục và dần dần lan rộng ra cả Hoa Kỳ. Đây là một phương pháp tiếp cận giáo dục kiểu mới. Trong đó Khoa Học, Công Nghệ, Kỹ Thuật, Nghệ Thuật, và Toán Học cùng được sử dụng để giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh.

 

steam là gì vì sao nên cho trẻ học steam
STEAM là gì? Vì sao nên cho trẻ học STEAM từ sớm.

 

STEAM là một sự chuyển đổi từ cách thức giáo dục truyền thống sang hiện đại. Từ chỗ dựa vào tiêu chuẩn điểm số để đánh giá, STEAM hướng tới một phương pháp giáo dục hiện đại và lý tưởng, trong đó quá trình học tập và kết quả cùng được xem trọng như nhau.

Giáo dục STEAM ở mọi cấp học đều được định nghĩa là cách tiếp cận “tích hợp”, “liên môn”. STEAM tập trung giảng dạy các khái niệm học thuật đi đôi với thực hành. Ví dụ như, ở các bài học về thế giới thực vật, học sinh có thể ứng dụng kiến thức khoa học, công nghệ, chế tạo, toán học trong các hoạt động thực hành trên lớp để phát triển tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Vì thế, hoạt động STEAM còn được gọi là hoạt động tích hợp dựa theo chủ đề hay học theo dự án. Trong đó, các yếu tố Khoa học, Công nghệ, Chế tạo, Nghệ thuật, Toán được ứng dụng và thực hành xuyên suốt theo chủ đề.

2. Tại sao STEAM lại quan trọng?

Điểm nổi bật của phương pháp STEAM là kết nối, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực trên với thực tế cuộc sống. STEAM cho trẻ được trải nghiệm, thực hành ngoài đời sống chứ không chỉ học lý thuyết suông. Giáo dục STEAM mang lại sự hứng khởi trong học tập, song vẫn đảm bảo trẻ nắm bắt kiến thức. STEAM còn giúp kích thích sự tìm tòi khám phá của trẻ.

steam là gì vì sao steam quan trọng
STEAM là gì? Vì sao STEAM lại quan trọng trong giáo dục?

STEAM là mô hình mà các lĩnh vực và nội dung được tích hợp chặt chẽ để trẻ có thể tự xây dựng được kiến thức và kỹ năng tổng thể. Một dự án hay hoạt động STEAM sẽ được bắt đầu bằng việc gợi mở vấn đề và kết thúc bằng việc giải quyết được vấn đề trong thế giới thực.

Đọc thêm:

Tải sách Yêu Thương Không Cấm Đoán

Có nên cho bé học ngữ pháp tiếng Anh từ sớm?

[Tải sách] Bộ Sách Bài Tập Tiếng Anh 6 Mai Lan Hương

Bộ Sách Bài Tập Tiếng Anh 6 Mai Lan Hương” — Phụ Huynh Công Nghệ” src=”https://web.archive.org/web/20220808183628if_/https://phuhuynhcongnghe.com/tai-sach-bo-sach-bai-tap-tieng-anh-6-mai-lan-huong/embed/#?secret=3R6DxKfvYX” data-secret=”3R6DxKfvYX” width=”600″ height=”338″ frameborder=”0″ marginwidth=”0″ marginheight=”0″ scrolling=”no”]

Đối với phương pháp STEAM, giáo viên không chỉ là người cung cấp kiến thức mà còn là người hỗ trợ học sinh học tập. Điều này mang lại sự hứng khởi trong học tập nhưng vẫn đảm bảo việc nắm bắt kiến thức. Các em học sinh sẽ được tương tác với môn học vì yêu thích. Đồng thời kích thích các em có đầu óc tìm tòi.

Có thể nói, giáo dục STEAM giúp phá đi bức tường chắn giữa hàn lâm và thực tiễn. Từ đó tạo ra cho xã hội những con người làm việc sáng tạo, tư duy tìm tòi chủ động.

Học STEAM mở thêm nhiều cơ hội cho bé.
STEAM cho nữ.

 3. Cơ hội nghề nghiệp cho ngành STEAM

 Trẻ học STEAM sẽ có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp hơn.

Trong buổi talkshow mới đây với chủ đề “STEAM và Triển vọng Nghề nghiệp tại Việt Nam” tại Đại học Fulbright Việt Nam, ông Lê Hồng Minh, CEO VNG, đã chia sẻ về nhu cầu nhân lực của ngành STEAM. Theo ông Minh, trong năm nay, VNG có nhu cầu tuyển dụng hơn 500 nhân sự có nền tảng STEAM.

Tỷ lệ phỏng vấn là 1:4. Tức phỏng vấn 4 ứng viên sẽ chọn được 1 ứng viên phù hợp, thì trung bình VNG phải phỏng vấn 2000 ứng viên. Con số này chiếm 60% số lượng nhân lực mới tại Việt Nam. Điều này cho thấy cơ hội là rất lớn với các bạn học ngành STEAM. Ông Lê Hồng Minh tin tưởng, trong 10 năm tới, công nghệ sẽ thay đổi rất nhiều nền kinh tế. Các lĩnh vực từ tài chính, y tế, đầu tư,… đều sẽ có những thay đổi. Tất cả đều nhận ảnh hưởng tích cực từ công nghệ mang lại. Lĩnh vực y tế sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi công nghệ. Điều này đòi hỏi các bác sĩ cần hiểu rõ về công nghệ.

Tổng hợp các nghiên cứu và báo cáo gần đây nêu ra 5 đặc điểm chính của giáo dục STEAM để phân biệt với các chương trình khác:

1. Tập trung vào sự tích hợp.

2. Liên hệ với cuộc sống thực.

3. Hướng đến phát triển kỹ năng của thế kỷ 21.

4. Thách thức học sinh vượt lên chính mình.

5. Có tính hệ thống và gắn kết giữa đa dạng các bài học.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *