Trẻ bắt đầu tập trung từ năm bao nhiêu tuổi?

Nuôi dạy con là một quá trình dài đòi hỏi sự chuẩn bị tâm lý cực kì kỹ lưỡng từ bố mẹ. Và khả năng tập trung của con – liệu một đứa trẻ dễ mất tập trung có là 1 dấu hiệu đáng lo? Cùng tìm hiểu xem trẻ em sẽ bắt đầu “học” cách tập trung như thế nào, để có phương án nuôi dạy con tốt hơn bố mẹ nhé.

Bật mí về khả năng tập trung của trẻ

  • Càng lớn, trẻ càng phát triển khả năng tập trung “cao độ” hơn, tập trung trong 1 khoảng thời gian dài hơn.
  • Tuy nhiên, trẻ tập trung được bao lâu, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác ngoài tuổi tác của trẻ.
  • Một số trẻ vốn dĩ không tập trung vào 1 việc là do chúng không thực sự hứng thú với việc đó.

Nuôi dạy con nắm bắt từng kỹ năng ở từng độ tuổi

Khi còn là trẻ sơ sinh, các em bé sẽ chú ý vào mặt mũi và giọng nói của người chăm sóc chúng. Tuy nhiên chúng sẽ dễ dàng phân tâm và chú ý tiếp vào những tiếng động hay vật thể khác.

>Xem thêm:

  • 8 điều cần lưu ý khi nuôi dạy trẻ nhạy cảm
  • Một ngày của một đứa trẻ chậm hiểu sẽ như thế nào?

Lớn thêm 1 chút, trẻ sẽ biết cách “sàng lọc” những thứ làm trẻ phân tâm. Chúng có sự chọn lựa và biết mình rõ ràng nên tập trung vào cái gì hơn. Chúng cũng biết kiểm soát bản thân, để nhắm sự chú ý vào đúng 1 chủ thể duy nhất. Đây là tiền đề cho kỹ năng “multitask” – làm nhiều việc cùng 1 lúc cho con người lúc trưởng thành.

Chọn lọc, chuyển đổi, và duy trì sự chú ý vào 1 chủ thể, là những kỹ năng khác nhau mà trẻ xây dựng suốt thời gian chúng lớn lên. Cùng xem những kỹ năng này được phát triển như thế nào ở từng độ tuổi nhé. 

Nuôi dạy trẻ dưới 1 tuổi

Trẻ sơ sinh thường rất dễ mất tập trung. Chúng thường sẽ lập tức chuyển sự chú ý sang bất cứ thứ gì trông “thú vị” hơn.

Từ 1 đến 2 tuổi

Hầu hết trẻ ở độ tuổi này thường hay tập trung với cường độ cao. Chúng có thể tập trung vào bất cứ thứ gì khiến chúng vui, và “ngăn chặn” tất cả mọi vật cản trên đường để tập trung đúng vào 1 thứ đó.

Từ 2 đến 3 tuổi

Phần lớn trẻ từ 2 đến 3 tuổi có thể tự chơi một mình trong thời gian ngắn. Nếu bố mẹ bảo con làm gì đó, con vẫn có thể làm, nhưng chỉ khi con dừng sự chú ý vào việc con đang làm trước đã.

Từ 3 đến 4 tuổi

Hầu hết trẻ em có thể chủ động tách bản thân ra khỏi những gì chúng đang làm và ít cần bố mẹ nhắc nhở tập trung hơn khi bố mẹ đang hướng dẫn chúng điều gì đó.

Từ 4 đến 5 tuổi

Phần lớn trẻ ở độ tuổi này sẽ biết cách chú ý đến bố mẹ – ngay cả khi trẻ không thể hiện rõ ra, hoặc không trực tiếp nhìn thẳng vào mắt bố mẹ chúng. Trẻ từ 4 đến 5 tuổi vẫn sẽ để ý đến bố mẹ, ngay lúc chúng đang chơi hoặc học bài.

Từ 6 tuổi trở lên

Ở độ tuổi này, hầu hết trẻ đã có thể “kiểm soát” sự tập trung của mình đúng nơi đúng chỗ. Chúng có thể làm theo chỉ dẫn của người lớn, tập trung đủ để hiểu những gì người lớn nói và làm theo. Chúng cũng có thể tập trung vào những thứ không mấy hấp dẫn – như học hành, làm bài tập.

bé châu á tóc ngắn
Hầu hết trẻ sau 6 tuổi đã có thể “kiểm soát” sự tập trung của mình đúng nơi đúng chỗ.

Những nhân tố ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ

Tuổi tác không phải là điều duy nhất ảnh hưởng đến quãng thời gian trẻ có thể tập trung. Trẻ con có thể lâu hơn khi chúng thực sự hứng thú – chẳng hạn như khi xem một video hài hước, chúng có thể xem hàng giờ liền. Và dĩ nhiên trẻ cũng sẽ ít quan tâm hơn đến những thứ trông nhàm chán, như khi làm bài tập về nhà.

Những vấn đề ngoại cảnh khác tác động đến sự tập trung của trẻ bao gồm:

  • Xung quanh gần trẻ có thứ gì dễ gây phân tán tư tưởng không?
  • Giấc ngủ của trẻ đêm hôm trước.
  • Bữa ăn sáng của trẻ?
  • Trẻ có đang có vấn đề tâm lý, căng thẳng hay không?

Có rất nhiều nguyên nhân để trẻ bị phân tán sự tập trung, nên những chuyên gia tâm lý khó có thể phán đoán 1 công thức chung về mức độ tập trung cho trẻ ở từng độ tuổi.

Ví dụ, nhiều trẻ 5 tuổi có thể tập trung liên tục khoảng 10 phút trong thời gian ở trường. Nhưng trẻ thường có thể tập trung lâu hơn vào các hoạt động thú vị hơn – như chơi boardgame tại nhà cùng hội bạn.

Tuy nhiên, nếu những đứa trẻ 5 tuổi đó đang cảm thấy mệt mỏi, đói bụng, hoặc căng thẳng, thì ngay cả một hoạt động yêu thích cũng có thể không giữ được sự chú ý của chúng trong thời gian dài. Bố mẹ nên đặc biệt chú ý đến trạng thái hiện tại của con, như mệt, đói, thiếu ngủ, thiếu ăn, trong quá trình nuôi dạy chúng.

Bài học rút ra cho bố mẹ nuôi dạy trẻ

  • Trẻ có thể tập trung lâu hơn với những hoạt động thú vị, thường là về vui chơi giải trí.
  • Trẻ từ 6 tuổi trở lên có thể kiểm soát mức độ tập trung của chúng, để có thể cố gắng chú tâm vào những thứ không mấy hấp dẫn (như học bài, làm việc, rửa chén phụ gia đình,…)
  • Khi trẻ đói bụng, thiếu ngủ, hay căng thẳng, tất nhiên khả năng tập trung của chúng sẽ giảm đi rất nhiều.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *