ADHD là gì? Làm sao để biết con của tôi có bị ADHD không?

Mục lục hiện

Nếu con bạn có dấu hiệu hay mất tập trung, hoặc không thể kiểm soát bản thân. Có khả năng đó là những triệu chứng của Hội chứng Tăng động giảm chú ý (ADHD). Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì đây là một hội chứng rất hay xuất hiện ở trẻ em. Cùng tìm hiểu kỹ về hội chứng này xem con bạn có là một trong số đó không nhé!

Lý do bố mẹ không nên quá lo nếu con mình bị Tăng động giảm chú ý – ADHD:

  • Đây là một hội chứng phổ biến mà rất nhiều trẻ em trên thế giới mắc phải.
  • Hội chứng này được gây ra bởi sự mất cân bằng chất hóa học trong não bộ của trẻ. Và dĩ nhiên, lỗi đó không liên quan gì đến cách nuôi dạy con của bố mẹ.
  • Luôn có cách để giảm nhẹ triệu chứng của ADHD

Sau đây là 6 bước bố mẹ cần làm khi phát hiện trẻ có dấu hiệu của ADHD.

1. Tìm hiểu về các triệu chứng ADHD – Tăng động giảm chú ý

Có 03 rối loạn tăng động giảm chú ý:

  • Hiếu động – bốc đồng: những người bị rối loạn tăng động giảm chú ý dạng hiếu động – bốc đồng phải đối mặt với tình trạng hiếu động và bốc đồng quá mức
  • Không chú ý: những người bị rối loạn tăng động giảm chú ý nhóm này có triệu chứng nổi bật nhất là ít chú ý
  • Kết hợp hiếu động, bốc đồng và giảm chú ý: người thuộc nhóm này có triệu chứng của cả 2 nhóm trên.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng hay quan niệm con trai sẽ tăng động hơn con gái. Đó là chuyện bình thường. Tuy nhiên, ADHD là một hội chứng rối loạn tâm thần đã được khoa học công nhận. Do sự mất cân bằng chất hóa học trong não bộ mà trai hay gái đều có thể mắc phải.

> Xem thêm:

  • Một ngày của một đứa trẻ chậm hiểu sẽ như thế nào?
  • Đời sống gia đình: có chồng làm công an thì sẽ như thế nào?

Một hiểu lầm thường thấy là ADHD chỉ liên quan đến việc trẻ “tăng động”, hành xử thái quá. Tuy nhiên, ADHD còn bao gồm cả trẻ thiếu tập trung, trí nhớ kém. Trẻ không nhất thiết phải tăng động để có thể được chẩn đoán với ADHD.

2. Chú ý đến con trẻ: chúng có xuất hiện những dấu hiệu ADHD – Tăng động giảm chú ý không?

Hãy tập trung chú ý mỗi lần trẻ sinh hoạt tại nhà. Và ghi chú tất cả mọi hành động của trẻ lại trên điện thoại hoặc sổ tay. Đặc biệt là những hành động mang tính chất trầm trọng. Chẳng hạn như nói trước quên sau, hay la toáng lên trong nhà, chơi đùa không ngừng nghỉ suốt nhiều tiếng đồng hồ,…

Hãy kiên trì note lại những hành động bất thường của trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời.

3. Liệu trẻ có bị ADHD – Tăng động giảm chú ý ở trường?

Liên lạc ngay với giáo viên phụ trách để theo dõi con tại trường là vô cùng quan trọng. Vì 1 ngày con tiếp xúc 8 tiếng buổi sáng gần như với giáo viên rất nhiều. Đôi lúc thời gian con gặp cô giáo còn nhiều hơn bố mẹ. Nếu không cập nhật tình hình của con tại trường, bạn sẽ không kiểm soát được những hậu quả con có thể gây ra.

trẻ tăng động giảm chú ý ADHD

Hãy dùng những gì bạn note lại ở mục số (2), để bàn bạc cùng cô giáo của trẻ. Xem liệu ở trường con có xuất hiện những hành động như ở nhà không. Từ đó, bố mẹ có thể phối hợp cùng giáo viên để điều chỉnh hành vi cho trẻ.

4. Kết nối & chia sẻ với những bố mẹ “đồng cảnh ngộ”

Tăng động giảm chú ý vô cùng phổ biến ở trẻ em. Vì vậy, bố mẹ có thể tìm gặp những bố mẹ khác đồng cảnh ngộ để chia sẻ, tâm sự về vấn đề của con mình. Có thể họ sẽ có phương pháp giúp bố mẹ giải quyết vấn đề một cách khôn ngoan, khéo léo hơn.

5. Đừng để con nghĩ mình “bệnh” – ADHD là hoàn toàn bình thường

Ngay cả khi chứng Tăng động giảm chú ý đã được bình thường hóa, nhiều trẻ em vẫn sẽ cảm giác như việc mình hay mất tập trung, trí nhớ kém, và vận động năng lượng quá nhiều là bất thường. Chúng có thể còn cảm thấy “thất vọng” vì luôn bị người lớn la mắng, và không thể “ngoan” như các bạn khác. Đây là lúc bố mẹ cần vào cuộc để cân bằng cảm xúc cho con.

Nếu bạn thấy trẻ đang bắt đầu cảm thấy tội lỗi sau khi gây ra hậu quả nào đó từ ADHD, hãy thừa nhận rằng con biết lỗi là đúng. Nhưng rồi, hãy hướng trẻ đến cách giải quyết, vì la mắng không phải là lựa chọn đúng đắn cho trẻ, mà ngược lại, chỉ làm tình hình tệ hơn.

6. Chuẩn bị sẵn những nguồn tư vấn đáng tin cậy

Ở một số nước phương Tây, khi ngành Tâm lý học phát triển, bố mẹ thậm chí có thể thuê một nhà trị liệu tư để trò chuyện cùng trẻ và giúp bố mẹ giải quyết vấn đề Tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Còn ở Việt Nam, bạn vẫn có thể đưa trẻ đến các cơ sở y tế về tâm lý. Trong trường hợp những biểu hiện của trẻ nghiêm trọng. Ngoài ra, bạn cũng có thể note lại cho mình một vài nguồn tư vấn tâm lý uy tín để tìm đến. Mỗi khi hành vi của trẻ gây ra hậu quả nghiêm trọng, khiến gia đình lo lắng.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *